Tại Sao Doanh Nghiệp Cần Domain Controller?

quy trình domain controller hoạt động
Dịch vụ Domain Controller hỗ trợ tự động xác thực, cấp quyền và kiểm soát những người có thể truy cập tài nguyên trên tên miền, nâng cao chất lượng bảo mật của doanh nghiệp.

 

Khái niệm Domain Controller vẫn còn khá xa lạ đối với nhiều người dùng doanh nghiệp. Trên cơ bản, dịch vụ này có nhiệm vụ phân chia quyền truy cập và hỗ trợ quản lý dữ liệu để bảo mật dữ liệu cho người dùng. Hãy cùng Siêu Thị Máy Chủ khám phá rõ hơn về định nghĩa Domain Controller là gì, lợi ích cũng như những câu hỏi phổ biến liên quan trong bài viết này.

1. Định nghĩa về Domain Controller và vai trò với doanh nghiệp

Domain Controller là một dạng máy chủ chịu trách nhiệm quản lý dữ liệu, xác nhận danh tính và bảo mật thông tin cho một tên miền mạng (network domain).

Để quản trị dữ liệu thông tin trên tên miền của doanh nghiệp đòi hỏi các kỹ thuật viên IT cần yêu cầu cần kiểm soát đúng lúc. Domain Controller xuất hiện như là một giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề này. Tất cả request từ Users sẽ được gửi đến Domain Controller để xác thực và xử lý tức thì, đồng thời tự động cấp phát quyền truy cập tương ứng.

Với bản chất vận hành như một người bảo vệ, Domain Controller hỗ trợ xác thực, cấp quyền và kiểm soát những người có thể truy cập tài nguyên của tên miền, nâng cao chất lượng bảo mật của doanh nghiệp. Một Domain (tên miền) có thể có và quản lý từ một đến nhiều Domain Controller và phải được cài đặt và khởi tạo Active Directory để có thể hoạt động.

2. Những lợi ích của Domain Controller là gì?

  • Quản lý người dùng tập trung, cho phép các doanh nghiệp xác thực tất cả các yêu cầu dịch vụ từ thư mục.
  • Domain Controller hỗ trợ phân tán và sao chép thực thi các chính sách bảo mật và ngăn chặn truy cập trái phép trên hệ thống mạng doanh nghiệp và mạng WAN.
  • Cung cấp quyền truy cập vào máy chủ tệp và các tài nguyên mạng tích hợp liền mạch với các dịch vụ thư mục như Microsoft Active Directory.
  • Hỗ trợ xác thực bảo mật và giao thức truyền tải trong Domain Controller cải thiện bảo mật quy trình xác thực.
  • Mã hóa dữ liệu người dùng, cải thiện bảo mật.

3. Một số câu hỏi thường gặp về Domain Controller

a. Addition Active Directory Domain Controller là gì ?

Addition Active Directory Domain Controller (AAD DC) được dùng để cân bằng tải giữa các Domain Controller (DC) hiện có, phòng trường hợp nếu DC chính bị lỗi thì AAD DC có thể được đưa lên thay thế để hỗ trợ xác thực dữ liệu.

b. Sự khác biệt giữa Domain Controller và Active Directory

Active Directory (AD) là một cơ sở dữ liệu tổ chức người dùng và máy tính trên nền tảng Windows Server. Còn Domain Controller là một máy chủ hỗ trợ quản lý tập trung quyền truy cập cho người dùng, PC,… bằng cách sử dụng AD.

c. Domain Controller có giống với DNS không?

Trên Microsoft Server, Domain Controller – hay còn gọi là Hệ thống bảo mật, xác thực người dùng dựa trên một tên miền. Đây là máy chủ hỗ trợ xử lý các yêu cầu xác thực bảo mật (đăng nhập, kiểm tra quyền, v.v.) của người dùng trong miền Windows.

quy trình domain controller hoạt động

DNS (Hệ thống tên miền) là dịch vụ phân giải tên mặc định được sử dụng trong mạng Microsoft Windows Server. Domain Controller có thể được định cấu hình để hoạt động như một máy chủ DNS, và doanh nghiệp nên set cấu hình ít nhất một Domain Controller làm máy chủ DNS để tối ưu nhất.

d. Có bao nhiêu loại Domain Controller?

Domain controller được phân thành 2 loại chính là PDC và BDC, cụ thể:

Primary Domain Controller – PDC: Các tài nguyên trên nền tảng mạng của doanh nghiệp sẽ được lưu trữ an toàn và bảo mật tại thư mục chính, đồng thời được đồng bộ hóa và sao lưu định kỳ toàn bộ CSDL trong domain.

Backup Domain Controller – BDC:  BDC có nhiệm vụ duy trì một bản sao của cơ sở dữ liệu chính và hỗ trợ xác minh các đăng nhập từ user.

e. Dữ liệu Domain Controller được lưu trữ ở đâu?

Active Directory hỗ trợ sao chép đa tổng thể để đảm bảo rằng toàn bộ lưu trữ dữ liệu nhất quán trên tất cả các Domain Controller. Thông thường, cơ sở dữ liệu được lưu trữ trong thư mục có tên “NTDS” trong thư mục chính C:Windows.

Tại Sao Doanh Nghiệp Cần Domain Controller?
Chuyển lên trên
0353178579
0945886818